Đề cương Kiểm toán trong xây dựng.

  1. Phân tích khái niệm kiểm toán. Trình bày vai trò của kiểm toán dự án đầu tư xây dựng.

Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập có kỹ năng và nghiệp vụ thu thập và đánh giá các bằng chứng nhằm xác nhận và bày tỏ ý kiến với các chuẩn mực đã được xây dựng.

Phân tích:

– Các chuyên gia độc lập: Có thể là kiểm toán viên đọc lập, KTV nhà nước, KTV nội bộ. Về tính độc lập có hai khía cạnh là độc lập về tình cảm và độc lập về kinh tế.

– Thu thập và đánh giá các bằng chứng: Là tất cả các tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu thập liên quan đến cuộc kiểm toán

– Bảy tỏ ý kiến với các chuẩn mực đã được xây dựng: Đưa ra ý kiến nhận xét của kiểm toán viên về chất lượng và tính hợp lí của thông tin tài chính.

Vai trò:

– Tạo niềm tin từ những ng quan tâm như Nhà nước, doanh nghiệp, nhà tư, các cơ quan chính quyền.

– Giảm thiểu rủi ro về thông tin mà đơn vị được kiểm toán cung cấp

– Tăng cường độ tin cậy thông tin và góp phần lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế, tài chính.

– Nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý của tổ chức được kiểm toán.

2. Trình bày mục đích và chức năng của kiểm toán. Sự khác nhau giữa kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán dự án xây dựng.

Mục đích:

– Cung cấp sự đảm bảo cho bên sử dụng các thông tin tài chính, các thông tin họ cung cấp có trung thực không.

– Trong nền kinh tế thị trường, có nhiều đối tượng khác nhau sử dụng kết quả kiểm toán với các mục đích khác nhau.

Chức năng: Có 2 chức năng chính

– Chức năng xác minh:

+ Nhằm khẳng định mức độ trung thực của tài liệu và tính pháp lý của việc lập báo cáo tài chính

+ Chức năng xác minh được thể hiện theo hai mặt là: Tính trung thực, đúng đắn của các số liệu; Tính hợp thức của các biểu mẫu phản ánh tình hình tài chính doanh nghiệp.

– Chức năng bày tỏ ý kiến:

+ Thực hiện tư vấn cho quản lý nhà nước về những bất cập trong tài chính

+ Hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp: Thông qua sai sót và chỉ số của hệ thống kiểm soát nội bộ, KTV đề xuất các biện pháp xử lý và khắc phục.

Sự khác nhau:

 Kiểm toán báo cáo tài chínhKiểm toán dự án xây dựng
Khái niệmKiểm tra và xác nhận về tính trung thực, của tài liệu, số liệu và BCTCKiểm tra hoạt động quản lý của dự án, mức độ hoàn thiện, các thủ tục, các tài liệu,…
Mục đíchCung cấp thông tin đã được xác minh cho các đơn vị sử dụng BCTCXem xét các hợp đồng xây dựng, tính hợp lệ của hồ sơ, các chi phí đầu tư,…
Nội dungKiểm toán các BCTC và tính hợp pháp của các thông tin tài chínhKiểm toán pháp lý, nguồn vốn, chi phí, công nợ, tuân thủ pháp luật,…
Quy trình– Lập kế hoạch kiểm toán- Thực hiện KT- Kết thúc KT– Cbi kiểm toán- Thực hiện kierm toán- Lập, gửi BCKT- Theo dõi, kiểm tra việc kết luận của KT
Phương pháp– Đánh giá hiệu quả, sửa chữa những sai sót- Kết hợp KT chứng từ và kiểm tra lại thông tin được phản ánh trên bảng tổng hợp– Thuê, lấy ý kiến kiểm định chất lượng- Kiểm tra đối chiếu với ben thứ ba như BQLDA, NT,…
Đối tượng KT– Bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh, BCTC,…Hoạt động xây dựng và sử dụng vốn

3. Trình bày phân loại kiểm toán? So sánh sự giống và khác nhau giữa kiểm toán độc lập và kiểm toán nhà nước.

*Phân loại:

– Theo đối tượng kiểm toán:

+ Kiểm toán hiệu quả: Đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động của tổ chức, đơn vị

+ Kiểm toán tuân thủ: Kiểm tra xem đơn vị đc KT có tuân thủ pháp luật ko

+ Kiểm toán BCTC: kiểm tra tính trung thực và hợp lý của các số liệu trong BCTC

– Theo chủ thể kiểm toán:

+ Kiểm toán nội bộ: Là kiểm toán do các KTV của cty thực hiện

+ Kiểm toán độc lập: Là kiểm toán do các KTV của các công ty KT thực hiện

+ Kiểm toán nhà nước: Do các KTV viên của cơ quan quản lý nhà nước thực hiện

– Theo quan hệ giữa chủ thể và khách thể KT:

+ Nội kiểm: Quy trình được các nhân viên phòng kiểm toán bên trong nội bộ thực hiện kiểm tra

+ Ngoại kiểm: Quy trình được các nhân viên kiểm toán của các cty KT độc lập thực hiện kiểm tra

– Theo phạm vi kiểm toán:

+ Kiểm toán toàn diện: Kiểm tra hết tất tần tật mọi thứ của đối tượng kiểm toán

+ Kiểm toán chọn điểm: Chọn 1 thứ bất kỳ của đối tượng kiểm toán để thực hiện kiểm toán

*Sự giống và khác nhau:

Giống nhau:

Hai loại kiểm toán này nhìn chung là để xem xét, đánh giá và xác nhận:

+ Chất lượng thông tin kinh tế

+ Mức độ tin cậy, hiệu quả của bộ máy quản lý

+ Mức độ tuân thủ pháp luật

+ Kết luận, đưa ra ý kiến cho đối tượng sử dụng thông tin kiểm toán

+ Cả hai loại hình phải tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực kiểm toán

Khác nhau:

 Kiểm toán nhà nướcKiểm toán độc lập
Thời gian ra đờiNăm 1921Khi có nền kinh tế thị trường
Khái niệmLà công việc KT do các cơ quan quản lý nhà nước thực hiệnLà loại KT do các KTV từ các công ty KT độc lập thực hiện
Chức năngChủ yếu là kiểm toán tuân thủChủ yếu là kiểm toán BCTC, KT quyết toán dự án hoàn thành
Phạm viDoanh nghiệp sử dụng vốn nhà nướcCác đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế trong nền KTTT
Kiểm toán viênCông chức nhà nướcKTV độc lập, các chuyên gia kiểm toán đào tạo công phu
Tổ chứcThuộc quản lý của nhà nước thuộc chính phủHoạt động như doanh nghiệp vì mục đích kinh doanh, có thu phí
Đặc trưngMang tính miễn cưỡng, theo quy định của nhà nước, gắn liền với xử  lý sai phạmTự nguyện theo yêu cầu của khách hàng

4. Trình bày rủi ro kiểm toán. Cho ví dụ minh họa từng loại rủi ro. Mối liên hệ giữa các loại rủi ro này.

Rủi ro kiểm toán là những cái mà chuyên gia kiểm toán đưa ra khi mà những cái BCTC đã được kiểm tra vẫn còn sai sót trọng yếu.

Có 3 loại rủi ro là: Rủi ro tiền tàng; Rủi ro kiểm soát; Rủi ro phát hiện

 Rủi ro tiềm tàngRủi ro kiểm soátRủi ro phát hiện
Khái niệmLà khả năng những thông tin thuyết minh có chứa đựng sai sót trọng yếu.Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ mà kiểm soát nội bộ của đơn vị ko phát hiện ra và sửa chữa kịp thờiLà rủi ro mà các KTV thực hiện nhằm làm giảm rủi ro kiểm toán xuống tới mức thấp nhất có thể những vẫn ko phát hiện ra sai sót trọng yếu
Ví dụ– KL xây lắp ngầm bị che khuất- Đơn giá bị thay đôi- Dự án rộng, địa bàn phức tạp– Trình độ năng lực của BQLDA- Khối lượng phát sinh- Trượt giáKTV không phát hiện ra khối lượng công việc che khuất mà nhà thầu đã làm

*Mối liên hệ:

Rủi ro phát hiện có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. Khi rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá cao thì  rủi  ro  phát  hiện có thể được đánh giá ở mức độ thấp để  giảm rủi ro kiểm toán ở  mức  thấp  nhất có thể chấp nhận được. Ngược lại, khi rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát  được đánh giá là thấp thì có thể chấp nhận mức  độ  rủi  ro  phát hiện cao  hơn  nhưng vẫn phải đảm bảo rủi ro kiểm toán xuống thấp ở mức có  thể  chấp nhận  được.

5. Trọng yếu là gì? Phương pháp xác định trọng yếu trong báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.

Trọng yếu là thuật ngữ thể hiện tầm quan trọng của một thông tin trong báo cáo tài chính. Thông tin được coi là trọng yếu khi tính chính xác của nó ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng BCTC.

Phương pháp xác định:

– Mức trọng yếu tổng thể là giá trị của toàn bộ sai sót trên BCQTDAHT được kiểm toán, cho rằng ở mức đó có thể bị sai nhưng chưa ảnh hưởng đến quyết định của các đối tượng sử dụng thôn tin.

– Giá trị tiêu chí được xác định: Vốn đầu tư, chi phí thực hiện, chi phí đầu tư ko tính vào giá trị tài sản,… Những tiêu chí này đc lựa chọn, phụ thuộc vào chuyên môn của KTV nhà nước.

– Tỷ lệ % để xác định mức trọng yếu tổng thể  BCQTDAHT ở mức tối đa không quá 1% giá trị tiêu chí được chọn, trường hợp tỉ lệ % vượt khung tỉ lệ thì KTVNN cần phản ánh chi tiết hơn trong hồ sơ KT về nguyên nhân gây ra tình trạng như vậy.

6.Trình bày nội dung của kế hoạch kiểm toán tổng thể ? Mục đích, ý nghĩa của giai đoạn lập kiểm toán tổng thể.

Kế hoạch kiểm toán tổng thể là việc cụ thể hóa kế hoạch chiến lược và phương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến của các thủ tục kiểm toán.

Nội dung:

Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải được lập trong mọi cuộc kiểm toán, nó mô tả phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành kiểm toán.

Những kế hoạch kiểm toán chủ yếu mà KTV phải xem xét và trình bày gồm:

– Hiểu biết về hoạt động của đơn vị được kiểm toán:

+ Hiểu biết chung về kinh tế và đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh

+ Năng lực của ban điều hành

+ Hiểu biết về đặc tính của khách hàng

– Hiệu biết về hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ:

+ Ảnh hưởng của các chính sách mới về kế toán và kiểm toán

+ Các chính sách kế toán và đơn vị được kiểm toán áp dụng và những điều thay đổi trong chính sách đó

– Đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu:

+ Đánh giá tất cả mọi rủi ro có trong BCTC

+ Xác định mức trọng yếu cho từng mục tiêu kiểm toán

+ Khả năng sai sót trọng yếu, xác định những gian lận và sai sót phổ biến

– Nội dung, lịch tình và phạm vi các thủ tục kiểm toán:

+ Những thay đổi quan trọng của các vùng kiểm toán

+ Ảnh hưởng của CNTN với kiểm toán

– Phối hợp, chỉ đạo, giám sát và kiểm tra:

+ Yêu cầu về nhân sự

+ Số lượng đơn vị phải kiểm toán

+ Sự tham gia của chuyên gia về các lĩnh vực khác

*Mục đích:

Để có thể thực hiện công việc kiểm toán một cách có hiệu quả và theo đúng thời gian dự kiến

*Ý nghĩa:

– Lập kế hoạch kiểm toán là bước đầu tiên trong một cuộc kiểm toán, nó giúp KTV quản lý hiệu quả cuộc  đánh giá

– Chủ động quản lý vấn đề và phân bổ trách nhiệm cho các thành viên trong nhóm.

7.Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ký kết hợp đồng của nhà thầu kiểm toán

– Yếu tổ ảnh hưởng phụ thuộc vào hình thức của gói thầu kiểm toán và năng lực của nhà thầu kiểm toán.

+ Năng lực của nhà thầu kiểm toán: Đội ngũ kiểm toán viên, chứng chỉ hành nghề,…. Sẽ quyết định xem chủ đầu tư có lựa chọn nhà thầu kiểm toán đó để ký kết hợp đồng công việc không

+ Kinh nghiệm đã thực hiện các gói thầu kiểm toán trước đó của nhà thầu kiểm toán

+ Nếu hình thức đấu thầu là rộng rãi, thì nó phụ thuộc vào giá dự thầu mà nhà thầu đã đưa ra trong hồ sơ dự thầu. Thường thì nhà thầu sẽ tùy chiến lược để cạnh tranh như là giảm giá thầu để tăng cơ hội.

+ Khi hợp đồng giữa CĐT và nhà thầu kiểm toán được ký kết, các điều khỏa ntrong đó phải phù hợp, đảm bảo quyền lợi các bên.

8.Trình bày nội dung của hợp đồng kiểm toán. Bày tỏ ý kiến về quan điểm : «Mọi cuộc kiểm toán đều phải ký kết hợp đồng kiểm toán trước khi thực hiện kiểm toán».

Nội dung:

-Căn cứ pháp lý chung như Luật, nghị định, thông tư,…→ Quyết định chủ đầu tư

hoặc quyết định trúng thầu

-Thông tin bên A (chủ đầu tư, ban quan lý dự án), bên B (Tư vấn kiểm toán) -Nội dung hợp đồng kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành :

+ Kiểm tra pháp lý

+ Kiểm tra nguồn vốn

+ Kiểm tra chi phí

+ Kiểm tra giá trị tài sản + Kiểm tra công nợ

+ Kiểm tra chấp hành thanh tra, kiểm toán

-Trách nhiệm của bên A, BÊN b

-Báo cáo kikieemroans : số lượng báo cáo kỹ thuật giao cho bên A -Địa điểm và thời gian thực hiện hợp đồng

-Hình thức hợp đồng, giá hợp đồng, tạm úng thanh toán hợp đồng -Phạt do phạm vi hợp đồng

-Cam kết thực hiện

-Hiệu lực, ngôn ngữ hợp đồng, con dấu, chữ ký bên A, bên B

Bày tỏ ý kiến:

Đó là 1 quan điểm đúng đắn và nó là điều nên làm trong quá trình kiểm toán. Nhằm tạo ra lòng tin, uy tín của đơn vị kí kết, và cũng là văn bản pháp lý có hiệu quả. Đảm bảo tính công bằng và khách quan của dự án được kiểm toán. Hợp đồng này phải được kí kết trước khi diễn ra kiểm toán để khi có sai sót xảy ra, các bên liên quan sẽ dựa vào hợp đồng mà nói chuyện với nhau cho nó rõ ràng rành mạch.

9.Trình bày khái niệm và quy trình kiểm toán độc lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. Có quan điểm cho rằng: “Thông qua công tác kiểm toán, mọi sai sót và gian lận trong báo cáo quyết toán dự án hoàn thành được đều được phát hiện”. Bày tỏ ý kiến của em về quan điểm này.

Khái niệm: Là loại kiểm toán do KTV độc lập của các hãng, các cty KT chuyên nghiệp thực hiện.

Quy trình:

1) Lập kế hoạch kiểm toán:

Gồm có 2 phần:

– Kế hoạch kiểm toán tổng thể: Chỉ rõ phạm vi, phương thức thực hiện cuộc kiểm toán. Kế hoạch phải chi tiết, đầy đủ. Trong đó, KTV phải trình bày được thông tin về đơn vị KT, xác định mức trọng yếu và rủi ro, nhân sự và thời gian kiểm toán.

– Chương trình kiểm toán: Cần ghi rõ lịch trình, nội dung, phạm vi của các thủ tục kiểm toán. Chương trình KT phải đảm bảo đạt được các mục tiêu KT hiệu quả, bám sát kế hoạch tổng thể.

2) Thực hiện kiểm toán:

– Giao nhận hồ sơ, tài liệu QTDAHT

– Kiểm tra BCQTDAHT gồm: hồ sơ pháp lý, nguồn vốn đầu tư, chi phí đầu tư, chi phí đầu tư thiệt hại, giá trị của tài sản, công nợ, thiết bị tồn động, mức độ chấp hành ý kiến kết luận của thanh tra kiểm toán.

3) Kết thúc kiểm toán:

– Phân tích, soát xét kết quả của cuộc KT

– Lập và phát hành BCKT

– Xử lý công việc phát sinh sau KT

*Bày tỏ ý kiến:

Chưa chắc, bởi vì có thể có 1 số sai sót nào đó mà trong quá trình KT mà KTV ko thể thấy được vì nó được cố tình ẩn giấu đi, hoặc là nhà thầu cấu kết đi đêm với đơn vị kiểm toán để làm giả số liệu. Lượng hồ sơ mà CĐt và nhà thầu cung cấp không đủ nên sai sót vẫn còn đó. Nếu đơn vị kiểm toán ko đủ trình độ, dùng những phương pháp kiểm toán ko phù hợp thì vẫn gây ra sai sót.

10.Trình bày khái niệm và quy trình kiểm toán nhà nước báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. Có quan điểm cho rằng: “Thông qua công tác kiểm toán, mọi sai sót và gian lận trong báo cáo quyết toán dự án hoàn thành được đều được phát hiện”. Bày tỏ ý kiến của em về quan điểm này.

Khái niệm: Là công việc do cơ quan nhà nước và cơ quan kiểm toán nhà nước tiến hành thực hiện theo chức năng quản lý nhà nước.
Quy trình:
1) Chuẩn bị kiểm toán:
a) Lập đề cương khảo sát
– Căn cứ và yêu cầu khảo sát
– Thông tin cơ bản về hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ
– Đánh giá và phân tích các thông tin thu thập được
b) Phê duyệt đề cương khảo sát:
Thủ trưởng chủ trì cuộc kiểm toán phê duyệt đề cương khảo sát trước khi gửi đơn vị khảo sát và triển khai dự án
c) Gửi đề cương khảo sát:
Đề cương được gửi cho đvi khảo sát kèm theo công văn và gửi trước khi tiến hành khảo sát, thu thập thông tin
2) Thực hiện kiểm toán:
+ Công bố quyết định
+ Thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán. KTVNN kiểm tra ljai kết quả kiểm toán, báo cáo tổ trưởng quá trình thực hiện kiểm toán
3) Lập và gửi báo cáo kiểm toán:
+ Tập hợp các bằng chứng kiểm toán, kết quả kiểm toán. Kiểm tra phân loại, lấy ý kiến của thành viên trong đoàn kiểm toán
+ Kiểm toán trưởng KTNN phê duyệt báo cáo KT
+ Hoàn thiện báo cáo
+ Thông báo kết quả KT
4) Kết thúc kiểm toán:
– Phân tích, soát xét kết quả của cuộc KT
– Lập và phát hành BCKT
– Xử lý công việc phát sinh sau KT
*Bày tỏ ý kiến:
Chưa chắc, bởi vì có thể có 1 số sai sót nào đó mà trong quá trình KT mà KTV ko thể thấy được vì nó được cố tình ẩn giấu đi, hoặc là nhà thầu cấu kết đi đêm với đơn vị kiểm toán để làm giả số liệu. Lượng hồ sơ mà CĐt và nhà thầu cung cấp không đủ nên sai sót vẫn còn đó. Nếu đơn vị kiểm toán ko đủ trình độ, dùng những phương pháp kiểm toán ko phù hợp thì vẫn gây ra sai sót.

11.Các trường hợp bày tỏ ý kiến của kiểm toán ? Nếu sau khi phát hành báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên phát hiện ra những bằng chứng mới liên quan đến báo cáo quyết toán dự án hoàn thành này thì kiểm toán viên sẽ xử lý như thế nào?

– Ý kiến chấp nhận toàn phần:

+ Ý kiến này khi KTV cho rằng BCTC phản ánh trung thực và hợp lý+ Ý kiến này đc áp dụng trong trường hợp báo cáo có 1 đoạn nhận xét để làm sáng tỏ 1 vấn đề ko trọng yếu, giúp ng đọc đánh giá AH của các yếu tố này đến BCTC– Ý kiến chấp nhận từng phần:+ Ý kiến này đc đưa ra dựa trên các bằng chứng KT đầy đủ, thích hợp đã thu thập đc, KTV kết luận là các sai sót có AH trọng yếu những ko lan tỏa tới BCTC+ Ý kiến này đc đưa ra trong trường hợp KTV cho rằng BCTC chỉ phản ánh trung thực trên các khía cạnh trọng yếu, nếu ko bị AH đến yếu tố KT– Ý kiến ko chấp nhận:+ Ý kiến trái ngược đc đưa ra trong TH các vấn đề ko thống nhất vs giám đốc là quan trọng hoặc liên quan đến 1 sll mà KTV cho rằng, ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thẻ hiện mức độ và tc SSTY– Ý kiến từ chối:+ Đc đưa ra trong trường hợp có giới hạn quan trọng tới phạm vi kiểm toán hoặc thiếu thông tin liên quan đến vấn đề đc KT mà KTV ko thể thu thập đc các bằng chứng KT.Câu hỏi tình huống:KTV ko bắt buộc phải thực hiện bất kỳ thủ tục kiểm toán nào đối với BCTC đó. Tuy nhiên, nếu sau ngày công bố BCTC, KTV biết đc sự việc mà nếu sự việc đó đc biết đến tại ngày BCKT thì KTV phải sửa đổi BCKT.+ Thảo luận vấn đề với BGĐ cảu đvi đc KT+ Quyết định xem có cần sửa BCTC ko+ Phỏng vấn xem BGĐ dự định xử lý vấn đề trên BCTC ntn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *